Xem thêm: Trẻ mọc răng lần đầu: Tất tần tật kinh nghiệm mẹ cần biết để chăm sóc bé đúng cách

Vì sao trẻ mọc răng hay quấy khóc?

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc liên tục do các nguyên nhân sau:

Trẻ mọc răng quấy khóc do đau ngứa nướu

Trẻ quấy khóc khi mọc răng do tình trạng đau ngứa nướu diễn ra liên tục. Giai đoạn răng mầm phía dưới lợi nhú từ từ lên sẽ khiến trẻ cảm thấy nướu ngứa và đau nhức. Trẻ chưa quen với cảm giác trên nên sẽ quấy khóc nhiều.

Khó khăn trong ăn uống

Răng mọc gây rách lợi làm bé gặp khó khăn khi ăn uống. Nhiều trẻ cảm thấy sợ ăn vì cảm giác đau xuất hiện khi ăn, khiến trẻ ăn không no và bị đói. Điều đó càng khiến bé quấy khóc không ngừng.

Bị sốt

Trẻ mọc răng thường kèm theo tình trạng sốt nhẹ. Do đó, khiến bé thường khó ngủ, cảm thấy mệt mỏi trong người và hay quấy khóc hơn.

Trẻ mọc răng quấy khóc do không ngủ ngon giấc

Cảm giác đau ngứa nướu cũng khiến con ngủ không ngon, sâu giấc và dẫn đến con càng mệt mỏi, quấy khóc hơn. Đây là một giai đoạn rất khó khăn của cả ba mẹ và em bé.

Bị tiêu chảy

Trong quá trình mọc răng, một số trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài… làm bé mệt mỏi và quấy khóc nhiều.

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao?

Tình trạng khó chịu, quấy khóc khiến không ít mẹ sốt ruột, lo lắng. Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Để giảm các triệu chứng khó chịu của trẻ khi mọc răng, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Xem ngay:  Nhà liên hoàn cho trẻ có tốt không, cần lưu ý gì khi mua?

Xoa dịu nướu bằng gặm nướu, massage

Thông thường, khi mọc răng, bé sẽ có xu hướng tìm vật gì đó nhai để giảm cảm giác ngứa và đau. Để xoa dịu cảm giác này, mẹ có thể sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.

Mẹ cũng có thể dùng ti giả hoặc gặm nướu ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trong giai đoạn mọc răng, mẹ phải thường xuyên làm sạch răng miệng sẽ giúp trẻ hạn chế được vi khuẩn và mùi hôi trong miệng, tránh bị nhiệt miệng, viêm nướu…

Sử dụng bàn chải cho trẻ sơ sinh để vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé

Sử dụng bàn chải cho trẻ sơ sinh để vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé

Mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Hiện nay, có rất nhiều loại bàn chải cho trẻ từ sơ sinh như bàn chải silicon xỏ ngón, bàn chải massage nướu và bàn chải đánh răng với lông chải mềm mại,… vừa có tác dụng làm sạch vừa nhẹ nhàng massage giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng và lợi cho bé nhé!

Đối với trẻ chảy dãi, mẹ nên chú ý vệ sinh,lau khổ vùng cổ, ngực tránh để gây viêm da, phát ban. Nếu bé chảy nhiều dãi, mẹ có thể mang yếm để con luôn sạch sẽ.

Cho bé ăn các món ăn mềm, mát khi đang mọc răng

Khi bị đau nhức nướu do mọc răng, nếu mẹ cho bé ăn những món cứng, bé sẽ bị đau nhiều hơn và quấy khóc. Do đó, mẹ hãy cho bé ăn những món ăn mềm, mát lạnh như súp, sữa, cháo, sinh tố, sữa chua… hay ăn các loại rau củ quả như cà rốt, dưa chuột… đã gọt vỏ và ướp lạnh để đỡ ngứa lợi.

Mẹ có thể chế biến món ăn bình thường sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé sử dụng. Các món ăn lạnh có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng.

Cho bé ăn đồ mát, mềm để giảm đau nhức nướu

Cho bé ăn đồ mát, mềm để giảm đau nhức nướu

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý tránh để trẻ ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi đồ ăn như vậy, có thể gây tổn thương cho răng và lợi khiến bé đau nhiều hơn. Mẹ nên để đồ ăn của bé ở nhiệt độ thường hoặc tốt nhất là có độ lạnh vừa phải.

Xem ngay:  Lợi ích của cầu trượt với sự phát triển của trẻ

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước

Trong quá trình mọc răng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ là cực kì quan trọng. Mẹ cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi, vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt.

Trẻ mọc răng hay bị đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng đó khiến cơ thể trẻ bị mất nước. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ trong giai đoạn mọc răng. Mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc kèm sữa hoặc nước trái cây để bù được lượng nước đã mất.

Lựa chọn và khử trùng đồ chơi của bé

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, mẹ cần phải khử trùng toàn bộ đồ chơi cho bé, bởi giai đoạn mọc răng, bé thường bị ngứa lợi và muốn gặm thứ gì đó cho bớt ngứa.

Nếu mẹ để đồ chơi chưa được vệ sinh gần con, bé có thể bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn khi gặm chúng. Mẹ nên khử trùng đồ chơi của bé bằng dung dịch khử trùng an toàn cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước đun sôi.

Ngoài ra, mẹ nên chọn những đồ chơi mềm mại, tránh để nướu trẻ tiếp xúc với các vật sắc cạnh, không để trẻ cắn hay gặm đồ vật lạ gây tổn thương nướu. Mẹ có thể chọn mua các loại đồ chơi sơ sinh có kết hợp gặm nướu làm từ chất liệu thân thiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé yêu nhé!

Đồ chơi mềm mại, kết hợp gặm nướu để đảm bảo an toàn cho bé

Đồ chơi mềm mại, kết hợp gặm nướu để đảm bảo an toàn cho bé

Duy trì thói quen ngủ của bé

Mẹ cần phân biệt được khi nào bé khóc vì đau và khi nào bé khóc vì muốn thu hút sự chú ý của bạn. Khi bé khóc, đừng mặc kệ mà hãy hát hoặc nói chuyện để an ủi bé. Mẹ nên dỗ bé nín và cho bé đi ngủ đúng giờ.

Duy trì những thói quen ngủ thường ngày sẽ giúp bé bớt đau nhức và đảm bảo bé ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Mọc răng là giai đoạn phát triển mới của bé, có thể giai đoạn này có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Với những bí quyết kể trên, Nuôi Con Ngoan mong rằng mẹ đã biết trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao rồi nhé!