Em bé cười

Trang tin tức Mẹ và Bé

Trước khi mang thai phụ nữ cần lưu ý điều gì?

lưu ý trước khi mang bầu

Có lẽ bất kỳ ai lần đầu mang thai cũng cảm thấy lo lắng và hồi hộp. Niềm vui, hạnh phúc và tự hào cũng xen lẫn với bỡ ngỡ cho các bà bầu.

Khi không có sự chuẩn bị, các mẹ sẽ không biết làm gì khi đã có thai và cần chuẩn bị những gì khi mang thai. Vậy làm sao để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng và giúp con yêu có thể phát triển một cách toàn diện nhất .

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Để ý các dấu hiệu sớm khi mới mang thai lần đầu

Việc nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm sẽ giúp các mẹ chuẩn bị được tâm lý rằng mình đã có thai và có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Nhiều trường hợp có người mang thai cả 2 đến 3 tháng mà vẫn chưa phát hiện ra, bởi thai nhi còn nhỏ, không có dấu hiệu bụng to lên, mà cơ thể lại rất bình thường.

Việc đi khám đúng kỳ khi mang thai lần đầu hết sức quan trọng

Không chỉ là lần đầu, bất kỳ bạn mang thai lúc nào đều cần phải thăm khám đầy đủ. Tham khảo ý kiến của chuyên gia để đưa ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dưỡng thai tốt nhất. Việc đảm bảo sức khỏe người mẹ cũng sẽ giúp thai nhi phát triển đầy đủ và tốt nhất.

Mẹ bầu nên khám thai đầy đủ và định kì trong suốt thời gian mang thai

Mẹ bầu nên khám thai đầy đủ và định kì trong suốt thời gian mang thai

Việc tiêm vắc xin cũng là điều quan trọng chị em nên thực hiện trong quá trình mang thai. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bạn sẽ nhận được lời khuyên tiêm những loại vắc xin nào để hạn chế việc người mẹ bị ốm và lây nhiễm bệnh khi con vẫn đang còn trong bụng mẹ.

Vấn đề này bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những lời khuyên thật chính xác.

Chế độ dinh dưỡng khi lần đầu mang thai

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bà bầu. Hãy ăn đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết và đừng bắt mẹ bầu ăn quá nhiều nhé.

Các mẹ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong thai kì thì hãy theo dõi bài viết về dinh dưỡng thai kỳ và dinh dưỡng trong ba giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối của Con Nhỏ nhé.

Nhiều trường hợp khi mới mang thai mấy tháng đầu mẹ bầu hay bị ốm nghén, chán ăn, nôn ói. Lúc này, đừng cố gắng ép thai phụ ăn nhiều với mục đích bồi bổ cơ thể mẹ, cho em bé trong bụng phát triển tốt. Việc ép ăn sẽ khiến tâm lý mẹ bầu lo lắng, vì vậy, hãy cứ thoải mái, để mẹ bầu ăn theo ý thích.

Sau khoảng 3 tháng đầu, việc ốm nghén không còn thì hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Việc tăng cân trong quá trình mang thai

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà khi mang thai sẽ tăng cân đều đặn khác nhau. Bác sĩ nói rằng bà bầu nên tăng từ 11 – 16 kg trong thời gian mang thai. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, cân nặng ban đầu.

Xem ngay:  Căn bệnh mà nhiều bà bầu hay mắc phải - Viêm âm đạo

Chỉ cần tăng cân đều đặn, sức khỏe cả mẹ và thai nhi tốt thì thai nhi không cần to khi sinh ra cũng tốt nhất.

Ngoài ra, khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như đau bụng thường xuyên, chóng mặt, ngất xỉu hay chuyển dạ sắp sinh bạn cũng cần quan tâm và đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo kịp thời chữa trị.

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu

Sau 2 tuần phôi thai được hình thành nghĩa là đã có một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau thành công. Trong tuần này, bạn đang trong giai đoạn khởi đầu của việc mang thai. Dù mang thai tuần đầu tiên, bạn vẫn còn phải mất vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố mang thai lên cơ thể.

Thể trạng thay đổi trong tuần thứ nhất

Có một số phụ nữ tin rằng họ có thể biết khi nào mình thụ thai. Họ thấy vị lạ ở miệng, cảm nhận được sự khác biệt và có cảm giác rằng có chuyện gì đó vừa xảy ra. Tuy việc thay đổi các nội tiết tố thời điểm này không phải là lí do duy nhất dẫn đến các triệu chứng kể trên. Nhưng vẫn không nên đánh giá thấp những khẳng định của họ.

Cảm xúc của bạn trong tuần này

Có thể bạn sẽ muốn thời gian trôi nhanh hơn để biết chắc mình đã thụ thai thành công. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng bạn có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đừng quá vội vã.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

Cho đến giờ thì trông thai nhi của bạn chỉ rất nhỏ. Nó vẫn chỉ là một cụm tế bào, nhưng nó sẽ nhân lên và phân chia nhanh chóng trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Để có thể hiểu rõ hơn về mang thai tuần đầu tiên và có những cái nhìn tổng quan nhất về cơ thể của mình. Con Nhỏ xin mời các mẹ tham khảo bài viết Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên để có những điều chỉnh phù hợp cho cơ thể sẵn sàng với những ngày mang thai.

Nên ăn gì trước khi mang thai?

Đây là câu hỏi với biết bao mẹ khi muốn có em bé, trong đầu luôn luôn đưa ra câu hỏi này.

Do vậy, mẹ muốn con của mẹ khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu hình thành, thì mẹ cần ăn uống trước 3 tháng khi mẹ muốn mang thai. Đây chính là lý do mà các chuyên gia sinh sản khuyên các mẹ muốn có thai cần chuẩn bị từ 3 tháng trước.

Hãy có một chế độ dinh dưỡng thật phù hợp trước khi mang thai nhé

Hãy có một chế độ dinh dưỡng thật phù hợp trước khi mang thai nhé

Dưới đây là những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung khi mới mang thai:

Axit folic

Axit folic có vai trò ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400 mg folate trong thực đơn mỗi ngày.

Những thực phẩm giàu axit folic là: thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, bưởi…

Protein

Mỗi ngày bé cưng cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… là những thực phẩm rất dồi dào chất đạm.

Sắt

Bổ sung thêm sắt giúp cơ thể sản sinh thêm lượng hồng cầu cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

Canxi

Cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Canxi thường có nhiều trong tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…

Xem ngay:  Tổng hợp dấu hiệu có thai qua các tuần và giới tính thai nhi

Vitamin và chất xơ từ nguồn trái cây và rau xanh

Mẹ cần ăn các loại trái cây tươi hàng ngày, mùa nào trái cây đó. Mẹ nên tận dụng tốt trong bữa ăn hàng ngày của mẹ như cam, bưởi, quít, xoài, dưa dấu, dứa, mận, chuối…

Tất cả các loại trái cây mẹ vẫn dùng tốt, mỗi loại sẽ cung cấp các loại vitamin A, B, C, E …Đặc biệt các loại rau xanh đậm màu, đó là nguồn cung cấp tốt các vitamin và các muối khoáng như sắt, kẽm. nhằm giúp cho trứng trưởng thành tốt.

Mẹ bầu có thể đọc thêm bài viết Tổng hợp tất cả thắc mắc liên quan đến bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai của Con Nhỏ để có những thông tin bổ ích cho mình nhé!

Những điều cấm kị khi mang thai

Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

Vợ chồng nên tuyệt đối kiêng chuyện yêu trong thời gian đầu

Vợ chồng nên tuyệt đối kiêng chuyện yêu trong thời gian đầu

  • Khi mang thai mẹ không được nhuộm tóc và sơn móng tay, móng chân. Trong các loại hóa chất này có các hoạt chất tác động lên đường hô hấp ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
  • Không tiếp xúc các chất tẩy rửa sàn nhà, sơn dầu, thuốc nhuộm quần áo, bình ắc qui: đây là các loại hóa chất gây độc cho thai nhi. Khi mẹ có tiếp xúc trực tiếp làm tổn thương thai nhi trong 3 tháng đầu làm thai bị chết lưu hoặc sảy thai. Thai chậm tăng trưởng trong những giai đoạn sau.
  • Hai vợ chồng nên tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời gian đầu, ít nhất trong 1 tháng đầu sau khi biết tin có thai. Sau 2-3 tháng thì có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên cần nhẹ nhàng và có tư thế phù hợp.
  • Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thai kỳ. Vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.
  • Tránh uống thuốc Đông y trong 3 tháng đầu của thai kì. Vì thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, gây xuất huyết âm đạo và sẩy sớm.
  • Tránh sử dụng hoặc đứng gần lò vi sóng, bếp từ.
  • Mẹ không dùng các loại đồ uống gây kích thích: Rượu, bia và cafe. Đây là những chất gây độc cho thai như sẩy thai, thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng, sanh non khi mẹ uống mỗi ngày 200 ml rượu, bia và uống cafe 5 ly mỗi ngày.
  • Mẹ không hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Khói thuốc lá gây tác hại cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ gây dị tật thai, sẩy thai, thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai.
  • Mẹ không được tự ý đi mua thuốc về để uống do bị bệnh: điều này rất nguy hiểm có thể gây độc cho thai nhi, gây dị dạng thai nhi. Tốt nhất khi mẹ bị bệnh cần phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa sản

Những điều cấm kỵ khi mang thai khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối

Ở giai đoạn này về cơ bản thai nhi đang phát triển cao độ, đây là giai đoạn phát triển sau khi cơ thể thai nhi đã hoàn thiện, giai đoạn tăng trưởng mạnh.

Mẹ bầu tránh mang vác nặng trong thời gian mang thai

Mẹ bầu tránh mang vác nặng trong thời gian mang thai

Một số yếu tố cần tránh và kiêng: mẹ tránh mang vác nặng từ 5 kg trở lên. Khi mang vác nặng sẽ làm động thai, tỷ lệ động thai gấp 3,4 lần so với mẹ mang vác dưới 5 kg hay không mang vác.

Mẹ không lên xuống cầu thang nhiều lần, với tay lên cao. Tránh nóng giận, bực mình, nên luôn tạo tâm trạng thoải mái vui vẻ sẽ tốt hơn cho con. Tránh đọc sách báo, xem tin tức rùng rợn, giật gân, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần mẹ và bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *